Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Tổng quan quản lý Logistics

Tổng quan quản lý Logistics

Quản lý Logistics và Supply chain không phải là những vấn đề mới. Từ khi xây dựng những tòa kim tự tháp cho đến việc cứu trợ nghèo đói ở Châu Phi ngày nay, những lý thuyết trong việc nâng cao hiệu quả của dòng nguyên liệu và thông tin để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đã có nhiều thay đổi.
Trong suốt lịch sử của loài người, sự thành bại của mỗi cuộc chiến phụ thuộc rất nhiều vào  sức mạnh và năng lực logistics (hậu cần). Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng sự thất bại của Vương quốc Anh trong cuộc chiến giành tự chủ của nước Mỹ phần lớn là do những sai lầm về hậu cần của Vương quốc Anh. Quân đội Vương quốc Anh đóng quân ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ cấp từ trong nước. Trong giai đoạn đỉnh điểm của chiến tranh, hơn 12.000  quân đoàn Vương quốc Anh trên khắp thế giới không chỉ được trang bị mà còn được cung cấp lương thực bởi trong nước. Sự quản lý của những nguồn cung cấp quan trọng đó, trong suốt 6 năm của cuộc chiến tranh, là hoàn toàn không phù hợp, ảnh hưởng không tốt đến việc hoạt động cũng như tinh thần của các quân đoàn. Phải mãi tới năm 1781, một tổ chức về hậu cần quân đội mới được thành lập, nhưng đã là quá muộn.
Trong thế chiến II, hậu cần cũng đóng một vai trò chủ chốt. Cuộc xâm lược châu Âu của Allied Forces là một bài học đỉnh cao về hậu cần (logistics), cũng như sự thất bại của Rommel trên sa mạc. Rommel có lần đã nói rằng: “.... trên cả chiến đấu chính xác, trận chiến được quyết định bởi hậu cần (quatermasters)”.
Chỉ đến gần đây, những tổ chức kinh doanh mới nhận thấy được tầm quan trọng rằng sự quản lý hậu cần (logistics) có thể có được từ việc đạt được lợi thế so sánh.
Tuy nhiên, dù tướng lĩnh quân đội từ xa xưa đã hiểu vai trò quan trọn của hậu cần, rất lạ là phải  đến gần đây, những tổ chức kinh doanh mới nhận thấy được tầm quan trọng rằng sự quản lý hậu cần (logistics) có thể có được từ việc đạt được lợi thế so sánh. Sự thiếu sót về nhận thức nay một phần đến từ việc chưa hiểu được những lợi ích của hậu cần kết hợp (integrated logistics). Từ năm 1915, Arch Shaw đã chỉ ra rằng:
Những liên hệ giữa những hoạt động cung và cầu là minh họa cho hai quy tắc về sự độc lập và cân bằng. Một trong những hoạt động trên, một khi không được kết hợp với những hoạt động liên quan, hoặc những nhóm hoạt động khác hay khi tập trung quá mức hoặc bỏ qua một trong những hoạt động đó, chắc chắn sẽ không tốt cho sự cân bằng của các nguồn lực-điều có ý nghĩa rất lớn đối với việc phân phối hiệu quả.
Việc phân phối thông thường  hàng hóa là vấn đề  rất khác so với việc tạo ra nhu cầu... Không ít chiến dịch phân phối thất bại có nguyên nhân vì quá ít sự kết hợp giữa việc tạo ra nhu cầu và hoạt động phân phối...
Thay vì là một vấn đề kế tiếp, câu hỏi về nguồn cung phải được trả lời trước khi chiến dịch phân phối bắt đầu.
Một điều rất nghịch lý rằng phải mất gần 100 năm, những quy luật căn bản về quản lý hậu cần (logistics) mới được chấp nhận rộng rãi.
Vậy logistics ngày nay được hiểu như thế nào? Có rất nhiều cách để định nghĩa về hậu cần (logistics) , những khái niệm này có thể được định nghĩa như sau:
"Logistics là quá trình quản lý chiến lược việc mua sắm (procurement), sự di chuyển (movement) và bảo quản (storage) vật liệu, hàng tồn kho đã/chưa hoàn thiện (và Các luồng thông tin liên quan) thông qua tổ chức và các kênh tiếp thị của tổ chức theo một cách mà lợi nhuận hiện tại và tương lai được tối đa hoá thông qua việc đáp ứng hiệu quả các đơn đặt hàng".

Định nghĩa cơ bản này sẽ được mở rộng và phát triển trong xuyên suốt quyển sách này, nhưng đây chắc chắn là một điểm bắt đầu phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét