Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Tái cơ cấu-Vấn đề cấp thiết doanh ngành Logistics Việt Nam

Tái cơ cấu-Vấn đề cấp thiết doanh ngành Logistics Việt Nam

Hiện nay, số doanh nghiệp vận tải giao nhận logistics nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ có trên dưới 40, nhứng lại chiếm tới 75% thị phần. Trong khi đó, số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này là 1300 nhưng chỉ chiếm một mức thị phần hết sức khiêm tốn là 25%. Trước thực tế đó, cần có một cuộc tái cơ cấu ngành logistics cả về vi mô và vĩ mô, nhằm mở rộng thị phần và thúc đẩy kinh tế.
Vận chuyển đường biển

Tái cơ cấu doanh nghiệp-Giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu một số lĩnh vực để nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh. Một trong những lĩnh vực đó là ngân hàng. Có thể nói, quá trình tái cơ cấu ngân hàng bằng các biện pháp quy định về quy mô của vốn, thực hiện việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém đã làm hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng vững vàng và hiệu quả hơn. Bài học này có thể áp dụng cho lĩnh vực Logistics của Việt Nam.
Cả hai dịch vụ này đều có điêm tương đồng là thực hiện việc luân chuyển vật chất để nền kinh tế có thể vận hàng một cách hiệu quả. Hệ thống ngân hàng thực hiện việc lưu chuyển tiền tệ để cung cấp vốn cho nền kinh tế, còn logistics đảm nhận vai trò phân bổ và vận chuyển nguồn lực vật chất và con người trong nền kinh tế. Cả hai hệ thống này, nếu hoạt động không hiệu quả hoặc yếu kém sẽ làm nền kinh tế bị tắc nghẽn và phát triển không bền vững.
Sau khi thực hiện tái cơ cấu, ngành ngân hàng đã hoạt động khá ổn định, không có sự bất ổn về lãi suất hay sự cạnh tranh không tích cực trong hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, dịch vụ logistics được cung ứng bởi các doanh nghiệp Logistics Việt Nam không phát triển lại có sự cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau nên đã yếu lại càng yếu. Và đây đã trở thành vòng luẩn quẩn khiến việc mở rộng thị phần của doanh nghiệp Logistics trong nước trở nên khó khăn. Trước thực trạng đó, Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô cho doanh nghiệp trong nước.
Vận chuyển đường hàng không


Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương. Khi tham gia kí kết FTA, lĩnh vực Logistics sẽ có sự tăng trưởng về quy mô và trình độ. Các doanh nghiệp Logistics sẽ có động lực thực hiện các chiến lược phù hợp để có mức tăng  trưởng cao trong quá trình tái cơ cấu. Thực hiện các cam kết trong FTAs, các doanh nghiệp Logistics sẽ có tầm nhìn mới, cũng như những chiến lược lớn cải thiện hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Một khi mở rộng quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp logistics sẽ gia tăng sức cạnh tranh nhờ quy mô lớn và chi phí giảm.

1 nhận xét: