Ngành logistics Việt Nam: hướng tới năm 2018
Năm 2017 là một năm gặt hái nhiều ghi nhận
của ngành logistics Việt Nam. Ngành logistics Việt Nam năm 2017 đã đón nhận nhiều
tín hiệu đáng mừng: truyền thông, chính sách thúc đẩy phát triển với tầm nhìn
đưa ngành logistics lên tầm cao trong khu vực và thế giới.
Hạ tầng logistics Việt Nam năm 2017
Đường bộ
Hạ tầng giao thông đường bộ đã được cải
thiện rõ rệt trong năm vừa qua, cả nước có tổng số 13 tuyến đường cao tốc, 146
tuyến đường quốc lộ chính với tổng chiều dài là 23.816 km, trong đó chủ yếu là
đường bê tông nhựa.
Đường sắt
Kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện
nay như sau:
- Tổng
chiều dài đường sắt: 3.161 km (Trong đó có 2.646 km đường chính tuyến và 515 km
đường ga, đường nhánh).
- Diện
tích nhà ga, kho ga: 2.029.837 m2.
- Diện
tích ke ga, bãi hàng: 1.316.175 m2.
- Tốc
độ kỹ thuật cầu đường bình quân trên các tuyến đường:
Về hệ thống bến cảng biển
Hiện nay cả nước có 44 cảng biển (trong đó
có 14 cảng biển loại I và IA; 17 cảng biển loại II, 13 cảng dầu khí ngoài khơi
loại III). Tổng số bến cảng là 254 bến cảng với 59,4 km dài cầu cảng, tổng công
suất thiết kế khoảng 500 triệu tấn/năm.
Các bến cảng biển hiện nay chủ yếu là do
các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đầu tư và quản lý khai thác.
Chỉ một số ít bến cảng được đầu tư bằng ngân sách nhà nước và giao Cục Hàng hải
Việt Nam làm đại diện cơ quan nhà nước ký hợp đồng cho bên thuê khai thác. Với
chính sách cho thuê này, nhà nước sẽ thu hồi vốn để tái đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng cảng biển. Đã hình thành các liên doanh với nhà khai thác cảng,
hãng tàu lớn trên thế giới đầu tư xây dựng các bến cảng tại Quảng Ninh, Lạch
Huyện, Cái Mép Thị Vải và Thành phố Hồ Chí Minh.
Về khả năng tiếp nhận tàu biển
+ Nhiều bến cảng tổng hợp, container của
các cảng biển: Quảng Ninh; Hải Phòng; Nghi Sơn - Thanh Hóa; Vũng Áng; Đà Nẵng;
Dung Quất - Quảng Ngãi; Quy Nhơn; Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận
tàu trọng tải 30.000DWT và lớn hơn đến 85.000 DWT giảm tải.
+ Đối với bến cảng chuyên dùng Vũng Áng của
Formosa có khả năng tiếp nhận tàu hàng rời đến 200.000 DWT; Bến nhà máy nhiệt
điện Vĩnh Tân được thiết kế cho tàu 150.000 DWT.
+ Hiện nay, cảng biển Hải
Phòng đang đầu tư xây dựng bến cảng cửa ngõ Quốc tế tại Lạch Huyện, dự kiến
cuối năm 2017 sẽ đưa vào khai thác 2 bến khởi động với chiều dài 750 m, tiếp nhận
tàu trọng tải đến 100.000 DWT;
+ Khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu trọng tải
80.000-100.000 DWT (thực tế bến CMIT đã tiếp nhận thành công tàu trọng tải
198.000 DWT). Thời gian qua do thiếu hàng hóa nên các bến container tại khu vực
phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng khai thác. Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất
các cơ quan có thẩm quyền ban hành mức giá tối thiểu dịch vụ xếp dỡ tại khu vực
Cái Mép - Thị Vải. Việc áp dụng biện pháp giá tối thiểu đã có tác động tích cực
tới tình hình tài chính của doanh nghiệp cảng giúp doanh nghiệp cảng ổn định sản
xuất kinh doanh qua đó đã giải quyết việc làm và ổn định thu nhập cho lao động
khu vực này, tăng thu ngân sách địa phương
Hiện tại cả nước đang có 21 cảng hàng
không đang khai thác, cụ thể gồm:
- 8
cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn
Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc.
- 13
cảng hàng không nội địa: Điện Biên, Đồng Hới, Vinh, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku,
Chu Lai, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo, Thọ Xuân.
Trong số các cảng hàng không trên, chỉ có
4 cảng hàng không có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Các cảng hàng không còn lại
không có nhà ga hàng hóa, toàn bộ hàng hóa xử lý trong nhà ga hành khách.
Dịch vụ giao nhận hàng không |
Những kỳ vọng mới cho năm 2018
Điều đáng mừng cho những người làm trong
ngành và quan tâm đến sự phát triển logistics Việt Nam là trong năm 2017 chính
là sự lắng nghe, thấu hiểu của các cấp, các ngành thậm chí đã được đề cập thẳng
thắn tại nghị trường Quốc hội. Các ý kiến, kiến nghị của hiệp hội, DN logistics
đã được Chính phủ lắng nghe và tích cực giải quyết. Đặc biệt là sự ra đời của Kế
hoạch hành động nâng cao sức cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt
Nam đến năm 2025 - văn bản pháp lý đầu tiên dành riêng cho sự phát triển của
ngành logistics Việt Nam với mục tiêu rõ ràng: “... đến năm 2025, tỷ trọng đóng
góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt
8% -10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ cho thuê ngoài
dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí
logistics giảm xuống còn 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia
về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.
Cùng với đó là hàng loạt giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics như phấn đấu hình thành các DN
dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường; hỗ trợ phát triển
các DN dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp; thu hút đầu
tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực
và quốc tế; nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước; đưa Việt Nam
trở thành một đầu mối logistics của khu vực.
Tư vẫn, hỗ trợ dịch vụ logistics chuyên nghiệp
Mitsubishi logistics Corporation-MLC, là một
trong những top tập đoàn logistics hàng đầu thế giới. MLC Việt Nam được thành lập
từ 2011, nhưng đã chứng minh được vai trò và xứ mệnh của mình.
Bất cứ khi nào, MLC logistics luôn sẵn
sàng tư vấn và báo giá 24/24
Hot line: 0979059193
Hotmail: contact@mlc-ttl.com