Mất cân đối trong ngành vận tải
Mất cân đối kéo theo rất nhiều hệ lụy, mà trực tiếp nhất là
chi phí cho logistics của Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới khi chiếm tới
trên 20% GDP, trong khi các nước xung quanh chỉ ở mức 12-13%.
Đáng ngại hơn, chi phí cho dịch
vụ logistics cao chủ yếu do chi phí dành cho vận tải quá lớn. Thực tế, tại
Việt Nam, cước vận tải chiếm khoảng
60-65% chi phí logistics, bao gồm vận
tải đường biển, vận
tải hàng không và vận tải đường bộ, làm cho giá cả hàng hóa bị đội lên cao
phi lý.
Mất cân đối vận tải cũng khiến Việt Nam phải đối mặt với
hàng loạt vấn đề khác, trong đó có việc ùn tắc và TNGT đường bộ diễn ra nghiêm
trọng, xe quá tải hoạt động nhức nhối. Nhà nước phải dồn lực, bố trí vốn rất lớn
để đầu tư hạ tầng đường bộ nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đường
thủy, đường sắt ngày càng lạc hậu, teo tóp…
Vận tải hàng LCL |
Cấu trúc hạ tầng ngành vận tải Việt Nam
Với hệ thống đường sắt hàng nghìn km chạy dọc Bắc – Nam và
các đường nhánh được xây dựng từ rất sớm, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt,
việc đường bộ đang oằn mình gánh 70-80% thị phần vận tải là điều rất khó hiểu.
Và càng khó được chấp nhận hơn tại nhiều cảng biển, dù có đường sắt chạy vào tận
nơi, đường thủy kết nối thuận tiện nhưng 90% hàng hóa vẫn phải vận chuyển bằng
ô tô với chi phí cao, trong khi cả đường sắt, đường thủy cộng lại chưa nổi 10%.
Trước nghịch lý này, những năm qua ngành GTVT đang nỗ lực để
tái cơ cấu lại lĩnh vực vận tải. Đáng kể nhất là việc mở lại tuyến vận tải sông
pha biển SB sau hàng chục năm bị đóng băng. Đường sắt cũng đang tiến hành đổi mới,
tái cơ cấu mạnh mẽ về cả giá vé lẫn dịch vụ để hút thêm khách, thêm hàng. Tuy
nhiên, tất cả những điều đó mới chỉ đem đến hiệu quả bước đầu, nhỏ lẻ ở một số
tuyến, khu vực, chưa thể làm thay đổi nhiều cán cân các lĩnh vực vận tải.
Mới đây nhất, đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang
Nghĩa đã ký Quyết định số 744 phê duyệt đề án “Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải giai
đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025”. Mục tiêu quan trọng nhất không gì
khác chính là định hướng phát triển vận tải hài hòa, bền vững theo hướng hiện đại,
trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải, nâng cao chất
lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải.
Việc Cục Hàng hải VN cùng Tổng cục Đường bộ VN và các Cục Đường
sắt VN, ĐTNĐ Việt Nam trực tiếp cùng các Sở GTVT, doanh nghiệp khảo sát tình
hình thực tế tại các địa phương, nhất là các đầu mối cảng biển để tìm cách kết
nối các phương thức vận tải là điều rất cần thiết trong nỗ lực tái cơ cấu tổng
thể của ngành GTVT. Đây cũng được xem là động thái tích cực của tất cả các bên
liên quan, cùng “bắt tay” giải quyết nghịch lý trong lĩnh vực vận tải, để lĩnh
vực đặc biệt quan trọng này phát triển hài hòa và hiệu quả hơn trong thời gian
tới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét