Tổng quan quản lý Chuỗi cung ứng
Quản lý Chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng hơn so với logistics:
Logistics đặc biệt là sự định hướng
và bộ khung về kế hoạch nhằm xây dựng một
kế hoạch đơn nhất cho dòng lưu chuyển của sản phẩm và thông tin, trong suốt quá
trình kinh doanh. Quản lý Chuỗi cung ứng xây dựng trên bộ
khung đó và tìm cách đạt được sự liên kết
và phối hợp từ các quy trình của những chủ thể trong chuỗi phân phối, như nhà cung cấp và người tiêu dùng, hay bản thân các tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ, một
mục tiêu của quản lý Chuỗi cung ứng có thể là cắt giảm hoặc
xóa bỏ tình trạng không ổn định của hàng tồn kho giữa các tổ chức trong một chuỗi
giá trị bằng cách chia sẻ thông tin về nhu cầu và mức độ lưu trữ hiện tại.
Hiển nhiên rằng quản lý Chuỗi
cung ứng keos theo một sự thay đổi
quan trọng trong những mối quan hệ đối tác hay thù địch, những mối quan hệ tiêu
biểu cho quan hệ cung cầu trong quá khứ. Quản lý Chuỗi cung ứng tập trung
chủ yếu vào sự hợp tác, tin tưởng và sự thừa nhận rằng “Toàn thể có thể đem lại kết quả tốt hơn tổng của từng phần cộng lại”.
Định nghĩa về quản lý Chuỗi
cung ứng trong cuốn sách này:
“Sự quản lý những mối quan hệ trước và sau với các nhà cung cấp, khách
hàng nhằm phân phối cho toàn thể Chuỗi
cung ứng giá trị khách hàng lớn với chi phí thấp hơn”.
Do đó, quản lý Chuỗi
cung ứng là quản lý những mối quan hệ nhằm đạt được kết quả nhiều lợi
ích hơn cho tất cả các bên trong chuỗi. Điều này lại đem lại một số khó khăn lớn
bởi trong một số trường hợp thì lợi nhuận ít ỏi của một chủ thể phải được gộp
vào như là lợi ích chung của cả chuỗi.
Ngày nay cụm từ quản lỹ Chuỗi
cung ứng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng
nên sử dụng cụm tử quản lý chuỗi nhu cầu để có thể phản ánh rõ hơn sự thật là
chuỗi giá trị được định hướng bởi thị trường, chứ không phải bởi nguồn cung cấp.
Tương tự, từ “chuỗi” nên được thay bằng từ “mạng lưới” bởi hệ thống tổng thể
bao gồm rất nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp với nhà cung cấp, cũng như nhiều
người tiêu dùng, người tiêu dùng với người tiêu dùng.
Hình 1.1 minh họa một công ty nằm
trung tâm trong một mạng lưới gồm nhiều nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Hình 1.1 Mạng lưới Chuỗi cung ứng
“Một mạng lưới bao gồm những tổ chức liên kết và phụ thuộc sâu rộng lẫn
nhau và cùng nhau hợp tác để kiểm soát, quản lý và nâng cao dòng chảy của
nguyên liệu và thông tin từ nhà các cung cấp đến những người sử dụng cuối cùng”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét